Phân tích SWOT là gì? Vì sao cần phải phân tích mô hình SWOT?

SWOT là gì?



SWOT là một thuật ngữ được cấu thành từ chữ cái đầu tiên của các cụm từ sau trong tiếng anh: Strengths (Điểm mạnh); Weaknesses (Điểm yếu); Opportunities (Cơ hội); Threats (Thách thức). Đây là một mô hình rất nổi tiếng thường dùng để phân tích và thiết lập chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thông thường, mô hình phân tích SWOT sẽ được trình bày theo hình thức 2 hàng 2 cột. Trong đó, các gạch đầu dòng sẽ giúp liệt kê lại những điểm mạnh mà doanh nghiệp có, những điểm yếu vẫn còn tồn đọng, nhận biết cơ hội trước mắt và thách thức đang – sắp – có thể xảy ra .

Nguồn gốc của mô hình phân tích SWOT

Vào những năm 60 – 70, một nhóm các nhà kinh tế học tại Viện Nghiên cứu Stanford, Menlo Park, California đã tiến hành cuộc khảo sát với hơn 500 doanh nghiệp được Tạp chí Fortune bình chọn có doanh thu cao nhất. Mục đích là để tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty lại gặp thất bại trong việc triển khai kế hoạch. Sau một thời gian tìm hiểu, nhóm nghiên cứu bắt đầu đưa vào sử dụng “Mô hình phân tích SWOT” nhằm tìm hiểu quá trình lặp kế hoạch và những vấn đề dẫn đến việc thất bại khi triển khai.

Sau 9 năm ròng rã thực hiện công trình nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã tìm ra 4 bước và 7 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Bao gồm:

4 BƯỚC

♦ Bước 1: Đánh giá ưu điểm (những điều hài lòng về môi trường bên trong)

♦ Bước 2: Đánh giá nhược điểm (những sai lầm thường mắc phải)

♦ Bước 3: Đặt câu hỏi về cơ hội (những diễn biến tốt của môi trường bên ngoài)

♦ Bước 4: Đặt câu hỏi về Nguy cơ (những nguy cơ của môi tường bên ngoài.




7 YẾU TỐ:

♦ Giá trị (Values)

♦ Đánh giá (Appraise)

♦ Động cơ (Motivation)

♦ Tìm kiếm (Search)

♦ Lựa chọn (Select)

♦ Chương trình (Programme)

♦ Hành động (Action)

♦ Kiểm soát và lặp lại bước 1-2-3 (Monitor & repeat steps 1-2-3)

Vì sao cần sử dụng mô hình phân tích SWOT?

Phân tích SWOT được xem là một mô hình “quốc dân” khi mọi doanh nghiệp đều hoàn toàn có thể áp dụng. Từ doanh nghiệp SME – vừa và nhỏ đến các tập đoàn lớn.

Với mô hình SWOT, các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc về tổ chức cũng như từng dự án cụ thể. Do đó, mô hình này là một công cụ đặc biệt không-thể-thiếu trong quá trình hoạch định chiến lực. Những trường hợp cụ thể thường áp dụng SWOT:

♦ Brainstorm ý tưởng

♦ Giải quyết vấn đề nội bộ doanh nghiệp (cơ cấu, nắng xuất, văn hóa,…)

♦ Hoạch định chiến lược (tái định vị, sản phẩm mới,…)

♦ Ra quyết định

♦ Đánh giá đối thủ/ chất lượng sản phẩm/…

Ý nghĩa của từng thành phần trong mô hình SWOT
Như đã nói ở phần đầu, SWOT được cấu thành từ 4 phần

♦ Điểm mạnh: những tác nhân đến từ bên trong doanh nghiệp, mang tính tích cực

Bao gồm:

•  Trình độ chuyên môn

•  Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác

•  Có nền tảng giáo dục tốt

•  Có mối quan hệ rộng và vững chắc

•  Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc

•  Có khả năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc

♦ Điểm yếu: những tác nhân từ bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực

Bao gồm:

•  Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực.

•  Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp.

•  Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.

•  Hạn chế về các mối quan hệ.

•  Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng.

•  Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.

♦ Thách thức: những tác nhân từ bên ngoài (thị trường, chính phủ, phát luật,..) mang tính tiêu cực, gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Các thách thức hay gặp là:

•  Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề.

•  Những áp lực khi thị trường biến động.

•  Một số kỹ năng trở nên lỗi thời.

•  Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.

•  Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân.

•  Khủng hoảng, dịch bệnh

♦ Cơ hội: những tác nhân từ bên ngoài (thị trường, chính phủ, pháp luật,…) manh tính tích cực, có lợi đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp

•  Các xu hướng triển vọng.

•  Nền kinh tế phát triển bùng nổ.

•  Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở.

•  Một dự án đầy hứa hẹn được giao phó.

•  Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới.

•  Sự xuất hiện của công nghệ mới.

•  Những chính sách mới được áp dụng.

Ứng dụng mô hình SWOT vào việc đánh giá có nên sử dụng Affiliate để đẩy mạnh bán hàng
Affiliate là một hình thức đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh tại Việt Nam trong 3 – 4 năm trở lại đây. Trong quá trình làm việc với nhiều doanh nghiệp, chúng tôi thường xuyên sử dùng phương pháp SWOT để giúp các lãnh đạo hiểu rõ về mô hình này.

Điểm mạnh

•  Lượng Publisher (đối tác) đông đảo, hơn 500.000, giúp sản phẩm/dịch vụ dễ tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.

•  Nội dung sáng tạo nhờ có nhiều Publisher tham gia.

•  Chỉ trả tiền khi có phát sinh giao dịch, giúp tiết kiệm chi phí

• Các nền tảng affiliate lớn thường có hệ thống lớn, giúp quản lý và kiểm soát chiến dịch, tránh trường hợp thương hiệu bị lợi dụng.

Điểm yếu

•  Yêu cầu doanh nghiệp/công ty/sản phẩm/dịch vụ phải đạt những tiêu chuẩn nhất định mới được tham gia.

Cơ hội

•  Theo báo cáo từ Insider, hiện nay có đến 84% người dùng thường tham khảo vào lời khuyên trước khi đưa ra quyết định => Xu hướng Marketing truyền miệng (Referral / Affiliate) sẽ chiếm ưu thế.

Thách thức

•  Vì ABC là hệ thống Affiliate lớn nhất Việt Nam nên có rất nhiều Advertiser (Doanh nghiệp) và Publisher (Đối tác) tham gi. Vô tình chung tạo môi trường cạnh tranh khá lớn cả cho Advertiser và Publisher. Nhưng điều này cũng tạo ra việc cạnh tranh lành mạnh trên hệ thống, loại bỏ dần các thành phần không chất lượng.

 

Kết luận
Phân tích SWOT là một mô hình rất quan trọng đối với kế hoạch của mỗi doanh nghiệp. Dựa trên yếu tố nội tại (điểm mạnh, điểm yếu) và bên ngoài (cơ hội, rủi ro), mô hình SWOT sẽ giúp kết nối các khả năng cũng như nguồn lực bên trong với môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp đang hoạt động.